Kết quả tìm kiếm cho "Tuổi trẻ huyện Tri Tôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1604
Ngày 24/11, tại chùa Phnôm Pi trên (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Hương Sen An Giang phối hợp UBMTTQVN xã Châu Lăng và các đoàn thể tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa bàn xã.
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều nét độc đáo, từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân trên mảnh đất "xứ nhãn" - Hưng Yên.
Việc giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số Chăm cho học sinh là một phần quan trọng trong nỗ lực bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa của cộng đồng. Trường Tiểu học “D” Châu Phong (TX. Tân Châu) và Tiểu học “A” Khánh Hòa (huyện Châu Phú) đang tổ chức lớp học này, dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.
Ra đời năm 2021, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, nhiều người nghĩ quán cơm chay 5K (5.000 đồng) của thầy giáo Dương Chí Công (sinh năm 1972, ngụ xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn) sẽ không trụ được lâu. Nhưng quán cơm ấy vẫn là địa chỉ quen thuộc cho nhiều lao động nông thôn, khi dịch bệnh đã lùi xa.
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tri Tôn có gần 34% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Những năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện, Huyện đoàn Tri Tôn và các xã, thị trấn hỗ trợ thanh niên DTTS Khmer khởi nghiệp thành công.
Chiều 16/11, tại chùa Sóc Rè (xã An Cư, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin TX. Tịnh Biên tổ chức bế giảng Lớp truyền dạy nhạc ngũ âm đồng bào Khmer.
Tối 15/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, tuyên dương các thầy, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc đã và đang giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, huyện Tri Tôn đã ban hành kế hoạch, triển khai chương trình, nhiệm vụ ưu tiên được phê duyệt.
Ngày càng có nhiều thanh niên nông thôn mong muốn góp phần xây dựng vùng quê xanh, sạch, đẹp qua những dự án khởi nghiệp của mình. Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa xã hội, mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.
Chiều 14/11, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương và nhà giáo trẻ tiêu biểu lần thứ IV. Tại đây, những nhà giáo trẻ đã trải lòng về những câu chuyện nhân văn để giữ lửa nghề.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.